Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh viêm khớp

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh viêm khớp

Liên hệ

🤝RẤT MONG NỘI DUNG CHIA SẺ NÀY GÓP PHẦN VÀO KIẾN THỨC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA CÁC BẠN.GÓP PHẦN CHO QUÁ TRÌNH LÃO HÓA LÀNH MẠNH . 🤝HÃY LIÊN HỆ VỚI LAN ANH 0913548855 nhé ❤️CHÚC CÔ, BÁC, CHỊ, EM THÂN KHOẺ - TÂM AN - VẠN SỰ NHƯ Ý ❤️ ❤️Nguyễn Lan Anh love all❤️

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống hợp lý giúp tăng cường sức khỏe và giảm thiểu những khó chịu mà viêm khớp gây ra.

Do ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa nên số người mắc các bệnh về xương khớp khá nhiều. Bệnh xương khớp gây nhức nhối, đau đớn khiến bệnh nhân ăn không ngon, ngủ không yên, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10OC.

Để điều trị các bệnh về xương khớp, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống hợp lý giúp tăng cường sức khỏe và giảm thiểu những khó chịu mà viêm khớp gây ra.

 

Chức năng của khớp xương

Khớp xương được định nghĩa là điểm nối các xương và tạo điều kiện cho cử động và sự ổn định. Chức năng khớp bình thường được định nghĩa là khả năng di chuyển trong phạm vi chuyển động bình thường và khả năng chịu trọng lượng của cơ thể.

Cụ thể, các chức năng chính của khớp xương có thể bao gồm:

  • Cho phép cơ thể chuyển động tự do và linh hoạt

  • Hỗ trợ các chuyển động xoay tròn

  • Cho phép các xương di chuyển qua lại

  • Cho phép thực hiện các hoạt động như uốn cong cơ thể

  • Hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng cơ thể và hệ vận động

Các vấn đề ảnh hưởng đến khớp xương

Viêm khớp là vấn đề phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến khớp. Có hai loại viêm khớp cơ bản là viêm khớp do thoái hóa (viêm xương khớp) và viêm khớp do viêm trong cơ thể (chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp).

Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất, xảy ra khi lớp sụn bảo vệ khớp bị hao mòn theo thời gian. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trong cơ thể, nhưng thường phổ biến ở đầu gối, hông, cột sống và tay.

Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch và gây viêm khớp. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến các khớp, thường phổ biến ở cổ tay, các ngón tay, đặc biệt là khớp giữa của các ngón tay.

Ngoài ra, một số bệnh viêm khớp khác có thể bao gồm:

  • Bệnh gout, xảy ra khi các tinh thể axit uric lắng đọng ở các khớp, gây viêm nhiễm và đau đớn.

  • Viêm khớp vẩy nến là bệnh viêm khớp mãn tính xảy ra ở bệnh nhân vẩy nến. Tình trạng này có thể gây thay đổi cấu trúc móng, khiến móng dày lên hoặc tách khỏi phần đệm thịt, gây đau đớn dữ dội.

  • Trật khớp xảy ra sau các chấn thương, tai nạn hoặc do rối loạn sụn khớp.

  • Viêm khớp thái dương hàm hay viêm khớp nhai, có thể dẫn đến đau mặt, đau răng và đau tai, đặc biệt là khi nhai.

Nguyên tắc chung cho chế độ ăn cho người bị bệnh xương khớp:

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc các bệnh về xương khớp cần cân bằng và đa dạng hóa việc thu nạp vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa và các chất dinh dưỡng khác.

Đối với những bệnh nhân thuộc nhóm thừa cân, béo phì duy trì chế độ ăn uống giảm cân. Ngược lại, người gầy yếu bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn nhiều bữa nhỏ để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn

Nhóm thực phẩm cần thiết cho bệnh nhân xương khớp

1.Acid béo omega-3:

Mục đích: Acid béo omega-3 có tác dụng giảm viêm khớp hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng cường chăm sóc sức khỏe.

Bổ sung thực phẩm có chứa acid béo omega-3 gồm: Cá bơn, cá trích, cá ngừ, cà hồi hồ, cá hồi, cá mòi, cá thu,… Ngoài ra, acid béo omega-3 còn có trong dầu quả óc chó, dầu hạt cải, hạt lanh và dầu hạt lanh chứa các chất chuyển đổi thành các acid béo omega-3.

2.Trứng:

Mục đích: Trứng là một sản phẩm hoàn hảo gồm nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho bệnh nhân xương khớp.

Bổ sung trứng trong thực đơn hàng tuần (3 lần/tuần) với các món: Trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng hấp,… để có một bộ xương khỏe mạnh.

3.Các loại rau củ quả:

Mục đích: Rau củ quả có tác dụng cung cấp các loại vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cơ thể và bộ xương khỏe mạnh.

Những thực phẩm có hàm lượng cao như bông cải xanh, cà chua, cà rốt, bí, nấm hương và đặc biệt, các loại rau có màu xanh đậm: cải xoăn, cần tây… chứa hàm lượng vitamin K cao, ngăn ngừa mắc các bệnh loãng xương.

4.Trái cây

Các loại trái cây mọng , có múi như cam, bưởi, quýt… chứa hàm lượng vitamin C cao, ngăn ngừa mất xương.

Quả dâu chứa nhiều vitamin K, canxi, kẽm giúp tăng sinh tế bào xương, chống tình trạng loãng xương và các rối loạn xương.

Chuối cũng chứa nhiều kali, magie hỗ trợ chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động giúp kích hoạt quá trình hấp thu canxi tại xương. chống oxy hóa.

Kiwi chứa hàm lượng kali cao, vitamin K giúp cải thiện sức khỏe của xương, giúp xương chắc khỏe.

5.Ngũ cốc

Mục đích: Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, trong ngũ cốc còn chứa nhiều carbohydrate phức, mang lại nguồn năng lượng tuyệt vời cho người bệnh.

Bổ sung các loại ngũ cốc như: Gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, bắp rang, và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt khác trong thực đơn.

6.Trà xanh và các loại trà thảo dược

Mục đích: Các loại trà này có tác dụng thanh lọc cơ thể, kháng viêm, tái tạo lớp sụn giữa các khớp xương, rất tốt cho người bị bệnh xương khớp.

Trà xanh chứa một loại chất polyphenol có hoạt tính sinh lý và chống oxy hóa rất mạnh, giúp chất diệt các gốc tự do rất hiệu quả, làm chậm quá trình lão hóa. Uống trà xanh cũng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ loãng xương.

Uống nước trà xanh hoặc trà thảo dược kết hợp với nước thanh thủy hàng ngày. Khuyến cáo những người bị bệnh xương khớp nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

7.Thực phẩm giàu Vitamin:

       Vitamin C:

Đây là vitamin rất cần thiết cho cơ thể, giúp tạo ra sụn, bảo vệ xương khớp gối cũng là chất giúp chống oxy hóa. Chúng có nhiều trong các loại trái cây nhiệt đới như đu đủ, ổi, dứa, cam, bưởi, dưa lưới, dâu tây, kiwi, quả mâm xôi; các loại rau họ cải súp lơ, bông cải xanh, cải xoăn, ớt chuông, cà chua…

Mỗi ngày nên cung cấp khoảng 100g trái cây các loại để cung cấp đủ hàm lượng vitamin C.

     Vitamin D:

Một nghiên cứu cho thấy những người có hàm lượng canxi cao trong máu thì mức độ tổn thương xương khớp thấp hơn. Có thể thấy, vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, giúp giảm sự phá vỡ sụn và giảm nguy cơ thu hẹp không gian khớp. Tăng vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hàng ngày (thường trước 8h sáng) và bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin D và canxi như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, tôm, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc, đậu hũ…

Tuy nhiên với người bệnh thoái hóa khớp nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng mỗi ngày cho phù hợp.

     Vitamin K:

Là vitamin tan trong chất béo, tham gia vào quá trình tổng hợp các protein quan trọng của hệ xương nên rất cần thiết bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng . Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K như:

Rau cải

Rau bina

Bông cải

Bắp cải

Dầu đậu nành

Dầu oliu…

     Vitamin E:

Cung cấp đầy đủ vitamin E rất cần thiết, nếu thiếu hụt rất dễ bị nhiễm trùng, yếu cơ. Vitamin E có nhiều trong thực phẩm có thể bổ sung hằng ngày như: dầu lúa mì, dầu mè, đậu phộng, cá hồi,…

8. Beta Caroten

Là tiền chất của vitamin A, phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, chống oxy hóa mạnh, giảm nguy cơ nhiễm trùng, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do nên hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa… Beta Caroten chứa nhiều trong các loại rau củ quả màu cam vàng như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, ớt chuông, đu đủ, xoài, đào …

9. Curcumin

Nghệ chứa Curcumin – Hoạt chất có thể ức chế các hóa chất gây viêm, rất tốt cho những người viêm xương khớp.

10. Bioflavonoid

Bioflavonoid có đặc tính chống oxy hóa mạnh, vô hiệu hóa các gốc tự do và ngăn chặn tổn thương tế bào, cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch và khả năng hấp thụ vitamin C cho cơ thể. Bioflavonoid có trong ớt xanh, chanh vàng, quả anh đào, nho, chanh…

11. Cá nhiều mỡ

Các loại cá nhiều mỡ cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho xương. Chúng chứa vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, hàm lượng axit béo omega – 3 cao giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ cho sự phát triển của xương. Các chuyên gia cho biết, cứ trong 85g cá hồi có khoảng 197 mg canxi; cá ngừ, cá trích cũng chứa hàm lượng canxi dồi dào.

 12. Dầu oliu nguyên chất

Dầu oliu nguyên chất từ thiên nhiên có chứa nhiều axit béo omega-3, axit oleic, oleocanthal, giúp kháng viêm mạnh, làm giảm các triệu chứng của bệnh cơ xương khớp. Đặc biệt, dầu oliu cải thiện hấp thu canxi, magie và kẽm cần thiết để duy trì mật độ xương, ngoài ra còn thúc đẩy sự hấp thu các loại vi chất có trong dầu như vitamin A và D.

13. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa được khuyến khích vì giảm khả năng gãy xương do loãng xương. Sữa chứa 18 trong số 22 chất dinh dưỡng thiết yếu, gồm canxi, phốt pho và vitamin D, được tăng cường nhờ enzyme chuyển hóa đường sữa thành D-glucose và D-galactose. , tốt cho xương khớp.

 14. Gừng

Gừng hỗ trợ giảm đau tốt, vì có tính ấm nóng, chứa nhiều hoạt chất tốt, có thể dùng gừng tươi giã nhuyễn cùng mật ong hoặc muối, đắp lên chỗ đau, sưng (không phải vết thương hở) nhiều lần, giúp cơ bắp thoải mái, giảm đau và lưu thông máu hiệu quả.

15. Tỏi và hành

Hành không chỉ là một gia vị cho món ăn, mà còn cung cấp vitamin C, vitamin B6, kali và folate tốt, còn tỏi rất giàu vitamin C, vitamin B6, thiamin, kali, canxi, phốt pho, đồng, cùng các chất chống oxy hóa và enzyme, có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương, đồng thời, nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn. Việc ăn tỏi sống rất tốt tăng cường nội tiết tố estrogen, giảm triệu chứng đau nhức.

 16. Đậu nành

Đậu nành được mệnh danh là nguồn đạm thực vật dồi dào nhất, sánh ngang với các loại thịt. Nó cũng chứa rất nhiều vitamin A, B1, canxi, sắt…, đặc biệt có chứa isoflavones, chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, hỗ trợ gia tăng mật độ khoáng ở các đốt sống lên nhiều lần.

 17. Quả hạch

Quả hạch như óc chó, hạnh nhân, mắc ca, hạt điều… chứa nhiều chất béo lành mạnh, chất xơ, protein, omega 3, vitamin E, magie. Chúng được chứng minh hỗ trợ giảm viêm rất tốt cho những bệnh nhân đau lưng, đau cột sống. Quả hạch cũng rất ít carb nên hỗ trợ rất tốt trong việc giảm cân và ngăn ngừa một số bệnh mãn tính.

Những thực phẩm cần kiêng kỵ

18. Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm nhiều đường có thể gây ra cho khớp những cơn đau tồi tệ và gia tăng tình trạng viêm. Nếu tiêu thụ quá nhiều đường bạn rất dễ mắc các căn bệnh liên quan đến thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp…

 19. Thực phẩm nhiều muối

Tiêu thụ thực phẩm nhiều muối sẽ gia tăng lượng natri cao, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa tế bào, hoàn toàn không tốt cho người thoái hóa khớp. Muối cũng gây hại cho thận phải ở trong tình trạng lọc liên tục. Ăn muối có thể gây mất canxi từ xương trong khi canxi là yếu tố quan trọng cho xương khỏe mạnh, nếu xương bị mất canxi sẽ trở nên yếu, dễ gãy hơn, gia tăng nguy cơ loãng xương.

 20. Thịt đỏ đã qua chế biến

Các loại thịt đỏ đã qua chế biến, thực phẩm nhiều đường, nhiều muối không tốt cho người bị thoái hóa khớp và cả những bệnh nhân mắc bệnh gout.

21. Thức ăn chứa gluten

Gluten là một loại protein hoàn toàn không phù hợp với nhiều người đang mắc bệnh rối loạn thần kinh, ruột kích thích, tiểu đường, viêm cơ… Thức ăn chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch, yến mạch nên tránh sử dụng bởi nếu mất điều hòa gluten sẽ gây ra rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến các mô thần kinh và các vấn đề kiểm soát cơ hay chuyển động cơ bắp.

22. Đồ ăn đóng hộp

Đồ ăn đóng hộp như cá hộp, thịt hộp, xúc xích xông khói… đều có chất sulfit, các chất bảo quản khác, có thể gây viêm và làm tăng quá trình lão hóa. Hơn nữa đồ ăn đóng hộp thường nhiều gia vị như muối, đường hoàn tốt không hề tốt cho sức khỏe.

23. Rượu, bia

Đồ uống có cồn như rượu, bia sẽ khiến bạn tích tụ các chất độc trong gan, gia tăng tình trạng mất nước, thiếu ngủ, chính là những yếu tố gia tăng tốc độ lão hóa.

24. Omega – 6

Omega – 6 là chất béo cần thiết cho cơ thể, có nhiều trong các dầu thực vật: dầu mè, dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, trứng gà, mỡ… Nhưng ăn quá nhiều thực phẩm chứa omega -6 sẽ gây ra hiện tượng đông máu, tăng áp suất máu, ảnh hưởng tim mạch và đặc biệt gây những cơn đau nhức, viêm sưng – nguyên nhân của bệnh gout.

25. Thực phẩm giàu Ages

Nếu không muốn gia tăng tốc độ lão hóa hãy tránh xa các thực phẩm giàu Ages. Đồ ngọt (bánh kẹo) sẽ là tăng lượng đường, làm các phân tử đường thừa ra sẽ kết hợp với các protein, tạo ra các sản phẩm glycat hóa bền vững (tức Ages), sau đó các Ages sẽ hủy hoại collagen, chất ngăn ngừa lão hóa. Lúa mì cũng có chứa Ages – hợp chất glycat hóa bền vững, gia tăng tiểu đường và tình trạng lão hóa của cơ thể.

 26. Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ

  • Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ bị stress oxy hóa, tăng mức độ viêm. Người bị thoái hóa khớp nên kiêng ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, các thức ăn nhanh… nếu không muốn làm bạn với cơn đau triền miên.

Nguồn: Trang Thông tin Y học Thường thức