Nguyên nhân, hậu quả bệnh Thừa Cân và Béo Phì

Nguyên nhân, hậu quả bệnh Thừa Cân và Béo Phì

Liên hệ

🤝RẤT MONG NỘI DUNG CHIA SẺ NÀY GÓP PHẦN VÀO KIẾN THỨC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA CÁC BẠN.GÓP PHẦN CHO QUÁ TRÌNH LÃO HÓA LÀNH MẠNH . 🔔Trân trọng mời Quý khách tham khảo thêm kiến thức dinh dưỡng chăm sóc sức khoẻ: Link: http://dangcapquyba.com/kien-thuc-dinh-duong Link : http://dangcapquyba.com/dam-protein-dau-nanh-va-suc-khoe --------- ❤❤ LAN ANH CHÚC CHỊ EM THÂN KHOẺ MẠNH -TRẺ ĐẸP -TÂM AN - VẸN TOÀN HẠNH PHÚC 💪💪💪. ❤❤❤NGUYEN LAN ANH 091.354.8855 love all. ---------- #kienthucdinhduong #vuongquoctredepmoingay l.

Béo phì là gì?

Đây là tình trạng một vùng cơ thể tích lũy mỡ bất thường, quá mức. Chỉ số khối cơ thể (chỉ số BMI) được sử dụng để định nghĩa và phân loại thừa cân béo phì.

Về cơ bản thì béo phì là một bệnh lý độc lập, tuy nhiên, đây cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như rối loạn lipid huyết, tăng huyết áp, đái tháo đường,….

Chính vì vậy, việc phòng chống và điều trị căn bệnh này luôn được chú trọng.

Sự khác biệt giữa thừa cân và béo phì

Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt ngưỡng phù hợp so với chiều cao của cơ thể. Trong đó, đây cũng là một thể của thừa cân. Thông thường mọi người so sánh thừa cân và béo phì thông qua chỉ số BMI.

  • Thừa cân: Giá BMI >= 23 sẽ được coi là thừa cân.

  • Tiền béo phì: Là khi chỉ số BMI  23 < BMI <= 24,9

  • Béo phì: Là những trường hợp chỉ số BMI> 25

Triệu chứng của thừa cân béo phì

- Tích lũy mỡ quá mức ở một số vị trí trên cơ thể và có thể kèm theo:

+ Đau ở một hoặc một số vùng cơ thể như lưng, hông, đầu gối, mắt cá chân, cổ, ngực,…

+ Khó thở.

+ Tâm lý buồn bã, thậm chí trầm cảm.

+ Ngáy trong khi ngủ.

+ Phát ban trong các nếp gấp của da.

+ Đổ nhiều mồ hôi.

Chẩn đoán:

- Bác sĩ có thể hỏi bệnh sử và khám lâm sàng.

- Kiểm tra chiều cao, cân nặng để xác định chỉ số BMI.

- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

Tình trạng béo phì ở trẻ em

Hiện tại, WHO đã khuyến cáo mọi người đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ thông qua tỷ số cân nặng/ chiều cao. Hoặc sử dụng bảng BMI để đối chiếu theo độ tuổi.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nhận biết trẻ em béo phì như thế nào thông qua những biểu hiện sau:

  • Tăng cân rất nhanh so với bạn bè cùng lứa.

  • Cổ có ngấn mỡ lớn.

  • Mặt tròn, má phính và xệ.

  • Mỡ bụng dày, mỡ bẹn, ngực, đùi, nách đều nhiều.

Nguyên nhân và cách nhận biết 

Có thể thấy rằng, béo phì ở trẻ hay người lớn đều cần được chú ý. Dưới đây, cùng tìm hiểu nguyên nhân gây béo phì là gì cũng như những dấu hiệu của nó nhé.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới tình trạng béo phì. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất mà mọi người cần ghi nhớ.

  • Có chế độ ăn uống không đúng cách, sử dụng quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn nhanh.

  • Thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài.

  • Do sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa Gluten.

  • Do tình trạng rối loạn chuyển hoá bất thường của cơ thể.

  • Do người bệnh lười vận động, khả năng tiêu thụ năng lượng kém.

Ngoài ra, một số trường hợp còn xuất phát từ nguyên nhân gen di truyền. Nếu trong nhà có người mắc bệnh này, nguy cơ bạn mắc bệnh cũng cao hơn thông thường.

Đặc biệt, béo phì do di truyền thường khó điều trị hơn. Mọi người sẽ cần tới nhiều biện pháp điều trị được kiểm soát nghiêm ngặt mới có thể giảm được cân.

Những dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu chính xác, đơn giản để nhận biết bạn có bị béo phì không, hãy theo dõi chỉ số khối cơ thể. Từ đó, đánh giá mức độ cân nặng của mình đang nằm ở trong khoảng nào.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chú ý đến những dấu hiệu sau:

  • Người béo thường có mỡ tập trung quanh vùng eo, lưng tạo nên dáng người như quả táo tàu. Đây chính là tình trạng béo trung tâm.

  • Khuôn mặt tròn, mỡ cổ, nách, bắp tay đều rất dày.

  • Thường xuyên thấy đói bụng.

  • Thị lực giảm nhanh chóng.

  • Viêm da thường xuyên, chân tay tê bất thường.

  • Trí nhớ suy giảm nhanh.

  • Mệt mỏi và luôn thấy khát nước.

  • Người béo cũng dễ cáu kỉnh hơn.

Bệnh dễ gặp phải khi bị thừa cân béo phì: Nguồn https://suckhoedoisong.vn

Hậu quả của béo phì là cơ thể mất cân đối, nặng nề, chậm chạp, sức khỏe kém, năng suất lao động giảm... Cùng với việc làm mất đi vẻ đẹp, người bị thừa cân béo phì sẽ có tỷ lệ bệnh tật cao hơn ở người bình thường, đặc biệt là các bệnh mạn tính không lây nguy hiểm.

Bệnh xương khớp: Người thừa cân, béo phì dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức triền miên do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp. Khớp gối, cột sống tổn thương sớm nhất. Người thừa cân béo phì dễ mắc bệnh gout.

Bệnh lý tim mạch: Người béo phì thường đi kèm với bệnh rối loạn lipid máu hay thường gọi là bệnh mỡ trong máu hoặc cholesterol cao. Khi cholesterol cao, gây xơ hóa lòng mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Mặt khác ở người béo phì tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể và lâu dài gây quá tải cho tim, do đó ở người béo phì dễ mắc các bệnh về tim mạch. Hiện tại, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đang đứng đầu trong các nguyên nhân, trong đó rất nhiều ca là biến chứng của bệnh béo phì.

Bệnh tiểu đường: Bệnh béo phì có liên quan mật thiết với bệnh tiểu đường type 2 do gây đề kháng insulin (hormon điều hòa đường huyết và đưa nhanh glucose vào tế bào để sử dụng) nên là nguyên nhân trực tiếp gây ra đái tháo đường type 2 ở người béo phì.

Béo phì gây suy giảm trí nhớ: trẻ thừa cân béo phì thường có chỉ số thông minh thấp hơn trẻ có cân nặng bình thường. Người lớn bị béo phì có nguy cơ bị Alzheimer cao hơn so với người bình thường.

Tác động tâm lý từ ngoại hình quá khổ: Thừa cân, béo phì khiến cơ thể trở nên quá khổ, vì vậy chủ nhân luôn có cảm giác tự ti, cho rằng mình không hấp dẫn khi mất đi sự thon thả và những đường cong. Người thừa cân, béo phì thường mất tự tin trong giao tiếp, ngại xuất hiện trước đám đông, căng thẳng, kém linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày... làm giảm sút hiệu quả công việc...

Người thừa cân béo phì dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa: Do béo phì làm cho lượng mỡ dư bám vào các quai ruột gây táo bón, dễ sinh ra bệnh trĩ. Sự ứ đọng phân và các chất thải độc hại sinh ra trong quá trình chuyển hóa dễ sinh bệnh ung thư đại tràng. Lượng mỡ dư tích tụ ở gan gây bệnh gan nhiễm mỡ nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh xơ gan... Rối loạn chuyển hóa mỡ sinh ra sỏi mật.

Bệnh lý đường hô hấp: Hoạt động của cơ hoành, khí phế quản của người béo phì thường hạn chế do “mỡ bám”, người béo phì thường bị rối loạn nhịp thở, ngáy, ngừng thở khi ngủ, béo phì càng nặng rối loạn nhịp thở càng nhiều.

Rối loạn nội tiết do thừa cân béo phì: Phụ nữ béo phì thường bị rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang, khó có thai, nguy cơ vô sinh cao. Nếu có thai nguy cơ đẻ khó, con dễ bị rối loạn chuyển hóa. Nam giới béo phì thường yếu sinh lý, nguy cơ vô sinh.

Béo phì và nguy cơ ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa béo phì và ung thư như: thực quản, ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư gan mật và ung thư tuyến tiền liệt.

Tác động xấu của béo phì đối với trẻ em

Ở trẻ nhỏ, bệnh có thể gây nên những vấn đề sau đây:

  • Bị trêu chọc dẫn tới hình thành tâm lý tự ti, xấu hổ.

  • Làm quá trình phát triển hình thể bị ảnh hưởng.

  • Trẻ em bị béo phì cũng dễ mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, tâm lý từ rất sớm.

Biện pháp phòng chống thừa cân béo phì

Để phòng chống các bệnh liên quan đến thừa cân béo phì bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Nên có thói quen ăn uống lành mạnh cân đối lượng thực phẩm tăng cường ăn các loại cá, hải sản

  • Nên ăn nhiều rau xanh giảm hàm lượng carb, giảm tối đa lượng tinh bột

  • Không nên sử dụng các đồ ăn nhanh những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.

  • Khi chế biến thức ăn bạn nên hạn chế các món xào, kho,.. thay vào đó hãy sử dụng các món luộc.

  • Nên ăn chậm, nhai kĩ

  • Nên ăn uống đúng giờ, không được bỏ nữa sẽ có rất hại cho cơ thể

  • Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng, nên ăn nhiều vào buổi sáng để giảm thiểu các đồ ăn vặt

  • Tăng cường thể dục kết hợp luyện tập để cơ thể linh hoạt và hoàn hảo hơn.

Các phương pháp điều trị bệnh béo phì

Có thể thấy, tỷ lệ mắc bệnh béo phì ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Dưới đây cùng tìm hiểu những phương pháp điều trị bệnh tốt nhất nhé.

Xây dựng chế độ sống khoa học

Đây chính là điều quan trọng nhất, giúp phòng chống bệnh hiệu quả và triệt để. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng nhất bạn cần ghi nhớ trong cuộc sống thường ngày:

  • Sử dụng nhiều rau xanh, trái cây tươi trong bữa ăn.

  • Dùng chất béo với tỷ lệ vừa phải.

  • Không nên dùng thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp.

  • Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường. Đặc biệt là đối với chất ngọt tổng hợp.

  • Nên tính toán kỹ lượng calo nạp vào mỗi ngày.

  • Chú ý tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

🤝RẤT MONG NỘI DUNG CHIA SẺ NÀY GÓP PHẦN VÀO KIẾN THỨC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA CÁC BẠN.GÓP PHẦN CHO QUÁ TRÌNH LÃO HÓA LÀNH MẠNH .
🔔Trân trọng mời Quý khách tham khảo thêm kiến thức dinh dưỡng chăm sóc sức khoẻ:
Link:  http://dangcapquyba.com/kien-thuc-dinh-duong
Link : http://dangcapquyba.com/dam-protein-dau-nanh-va-suc-khoe
---------
❤❤ LAN ANH CHÚC CHỊ EM
THÂN KHOẺ MẠNH -TRẺ ĐẸP -TÂM AN - VẸN TOÀN HẠNH PHÚC 💪💪💪.
❤❤❤NGUYEN LAN ANH  091.354.8855 love all.
----------
#kienthucdinhduong
#vuongquoctredepmoingay