Những thói quen ăn uống không hợp lý nếu lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ làm giảm trương lực của mạch máu và kết quả là tụt huyết áp. Để cải thiện tình trạng này người bệnh huyết áp thấp rất cần có một chế độ ăn uống hợp lí, khoa học và tập luyện đúng cách. Vậy nên ăn uống, tập luyện thế nào? Dưới đây là một số lời khuyên dành cho người bị huyết áp thấp.
Chế độ ăn cho người huyết áp thấp
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, duy trì 3-4 bữa/ngày: Huyết áp thấp gặp nhiều ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa dẫn đến giảm lượng đường trong máu. Vậy việc duy trì chế độ ăn hợp lý từ 3-4 bữa/ngày là rất cần thiết. Đặc biệt người bị huyết áp thấp càng không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.
Có thể bổ sung một số thực phẩm có tác dụng tăng huyết áp: Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho. Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.
Nên ăn nhiều muối hơn: Nhiều người cho rằng những người bị huyết áp thấp nên ăn mặn một chút để làm tăng khối lượng tuần hoàn trong cơ thể nhờ tác dụng giữ nước của muối. Bình thường chúng ta ăn 10-12g muối mỗi ngày, người bị huyết áp cao nên giảm lượng muối mỗi ngày xuống còn 5g/ ngày còn người huyết áp thấp nên ăn 10-15g, ăn mặn có thể cải thiện tình trạng huyết áp thấp, tuy nhiên,người bệnh không nên lạm dụng vì ăn quá mặn sẽ nguy hiểm dễ gây tăng huyết áp khi nằm.
Nên uống nhiều nước hơn: Nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.
Huyết áp thấp nên ăn gì?
+ Thực phẩm giàu vitamin B12: Cơ thể thiếu Vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu máu là nguyên nhân gây ra huyết áp thấp. Thực phẩm giàu B12 bao gồm trứng, ngũ cốc, thịt bò…
+ Thực phẩm giàu folate: Folate có tác dụng tương tự như vitamin B12. Các thực phẩm giàu folate bao gồm măng tây, đậu, gan, các loại rau có màu xanh đậm…
+ Trà cam thảo: Cam thảo có thể làm giảm tác dụng của aldosterone, hormone giúp điều chỉnh tác động của muối đối với cơ thể. Trà cam thảo còn giúp nồng độ kali trong cơ thể giảm xuống. Kali là một trong những nguyên nhân gây
huyết áp thấp vì làm lượng muối trong cơ thể bạn tiêu hao nhanh chóng qua đường nước tiểu.
+ Caffeine: Cà phê và trà chứa caffein có thể tạm thời làm tăng huyết áp bằng cách kích thích hệ thống tim mạch và tăng nhịp tim của bạn
Người bệnh huyết áp thấp kiêng gì?
Người bệnh huyết áp thấp nên hạn chế một số thực phẩm như cà rốt, cà chua, táo mèo, hạt dẻ nướng, sữa ong chúa, các thực phẩm có tính lạnh như rau bina, cần tây, dưa, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, tỏi, tảo bẹ, hành tây, hạt hướng dương… vì đây là những thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp.
Ngoài ra, người bệnh huyết áp thấp cần hạn chế uống rượu vì rượu làm cơ thể mất nước và có thể làm giảm huyết áp.
Tập luyện với người bị huyết áp thấp:
Rất nhiều người bị huyết áp thấp nguyên nhân do giảm trương lực thần kinh – mạch máu, thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, người bị bệnh huyết áp thấp phải tích cực tập luyện thể dục thường xuyên. Ngoài ra, tập luyện còn bình thường hóa hoạt động của các trung tâm thần kinh – điều khiển hoạt động của các cơ quan (trong đó có hệ thống tim mạch), giảm stress, cải thiện sức khỏe tinh thần.
Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện huyết áp hiệu quả:
-
Thường xuyên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày để kiểm soát huyết áp.
-
Kiểm tra với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác nếu bạn không hoạt động nhưng muốn hoạt động nhiều hơn.
-
Lựa chọn không cho các hoạt động vừa phải, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp, thể dục nhịp điệu, cầu lông, tập yoga…. Tăng thời gian và cường độ tập luyện dần dần phù hợp với tình trạng sức khỏe
-
Làm nóng trước khi tập thể dục để tránh chấn thương.
-
Nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.
-
Tuy nhiên người bệnh nên cẩn thận lúc đứng lên đột ngột khi đang ở tư thế nằm và ngồi.
-
Tránh các bài tập thể thao mất sức vì nó làm cho cơ bắp bị căng thẳng kéo dài, dẫn tới máu khó lưu thông ảnh hưởng đến huyết áp của bạn.
Cần phải nhớ nguyên tắc là tập phải thường xuyên, tập tùy sức, không tập cố, không tập khi đói cũng như ngay sau khi ăn no.
Một điều rất quan trọng với người bị huyết áp thấp mà rất nhiều người bỏ qua đó là việc thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ. Theo lời khuyên đưa ra từ các chuyên gia sức khỏe, chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm những trục trặc về sức khỏe để có hướng điều chỉnh ngay từ đầu.
Cần thông báo ngay với bác sĩ khi bạn nhận thấy bất kỳ điều sau đây:
-
Huyết áp của bạn tăng đột biến sau khi tập thể dục.
-
Huyết áp của bạn giảm mạnh sau khi tập thể dục.
-
Huyết áp của bạn không thay đổi trong khi tập thể dục.
-
Huyết áp tâm thu của bạn (số trên cùng) vượt quá 200 mm Hg trong hoặc sau khi tập thể dục.
-
Áp suất tâm trương của bạn (số dưới cùng) thay đổi đáng kể trong khi tập thể dục.
-
Chỉ số huyết áp của bạn vượt quá 180/120 mm Hg trong hoặc sau khi tập thể dục.
Cuối cùng giữ tinh thần thoải mái và lạc quan là điều quan trọng để vượt qua bệnh tật.
Vậy nên bên cạnh việc bổ sung chế độ ăn uống khoa học, luyện tập đúng cách thì người bệnh huyết áp thấp cũng nên tránh căng thẳng, áp lực và xúc động mạnh. Hy vọng với những lời khuyên bổ ích này sẽ giúp các bạn điều hòa được huyết áp hiệu quả hơn.
🔔Trân trọng mời Quý khách tham khảo thêm kiến thức dinh dưỡng chăm sóc sức khoẻ:
Link: http://dangcapquyba.com/kien-thuc-dinh-duong
Link : http://dangcapquyba.com/dam-protein-dau-nanh-va-suc-khoe
---------
❤❤ LAN ANH CHÚC CHỊ EM
THÂN KHOẺ MẠNH -TRẺ ĐẸP -TÂM AN - VẸN TOÀN HẠNH PHÚC 💪💪💪.
❤❤❤NGUYEN LAN ANH 091.354.8855 love all.
----------
#kienthucdinhduong
#vuongquoctredepmoingay