Hậu quả táo bón của trẻ em

Hậu quả táo bón của trẻ em

Liên hệ

❤❤❤NGUYEN LAN ANH 091.354.8855 love all. ---------- #kienthucdinhduong #vuongquoctredepmoingay

1. Táo bón là gì?

Táo bón là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, thống kê cho thấy có ít nhất khoảng 30% trẻ bị táo bón cần được quan tâm.

Táo bón là tình trạng đi tiêu không thường xuyên (<3 lần/ tuần) hoặc đi tiểu đau, khó khăn, có thể gây cảm giác khó chịu, căng thẳng cho trẻ em và gia đình. Vì vậy điều quan trọng là cần nhận biết sớm để ngăn chặn tình trạng táo bón ở trẻ em kéo dài (mãn tính)

Theo tiêu chuẩn của NICE 2010, chẩn đoán của táo bón ở trẻ em được xác định nếu có ≥ 2 tiêu chí sau được thỏa mãn:

-  Có <3 lần đi tiêu trọn vẹn trong tuần.

-  Phân to và cứng, phân dê, hoặc phân rất to, không thường xuyên, muốn làm nghẹt bồn cầu.

-  Cảm giác khó chịu, căng thẳng khi đi ngoài.

-  Phân cứng gây nứt rách và chảy máu hậu môn.

-  Rặn nhiều, hành vi nín giữ phân.

-  Đã có tiền sử táo bón trước đây.

-  Tiền căn hoặc hiện tại có tình trạng nứt hậu môn, tiền căn đau khi đi ngoài và chảy máu do phân cứng.

2. Hậu quả bệnh táo bón ở trẻ em

Khi bị táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị tích cực có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng dưới đây:

- Tích tụ độc tố trong cơ thể

-  Đi đại tiện mỗi ngày sẽ giúp cơ thể chúng ta thải được độc tố ra ngoài. Tuy nhiên, với những người bị táo bón thường rất khó để đi đại tiện mỗi ngày, khi đó chất độc sẽ còn tồn đọng lại, ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cơ thể.

-  Mắc trĩ nội, trĩ ngoại

-  Khi táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh sẽ làm xuất hiện bị bệnh trĩ ở trẻ nhỏ do hiện tượng tăng áp lực ổ bụng vì luôn gắng sức rặn khi đi tiêu làm cho các búi trĩ càng ngày càng to ra, mỗi lần đi tiêu và thường có máu kèm theo phân.

-  Gây nứt kẽ hậu môn

-  Đây là tình trạng đau đớn nhất do táo bón kéo dài ở trẻ em gây ra. Phân lâu ngày tích trữ trong đại trực tràng trở nên to dần và rắn chắc. Khối phân lớn hơn độ dãn nở của ống hậu môn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn. Khi gặp biến chứng này trẻ không chỉ đại tiện máu mà còn rất đau đớn. Phân cứng khiến trẻ sơ sinh táo bón phải rặn trong mỗi lần đi đại tiện và gây chảy máu ở hậu môn. Nếu chảy máu nhiều mà không được khắc phục sớm, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.

-  Cảm giác đau đớn khi đi ngoài

-  Táo bón kéo dài ở trẻ em gây nên tình trạng đau đớn ở trẻ sơ sinh. Vì bị táo bón nên trẻ rất đau khi đi đại tiện. Chính vì sợ cảm giác đau mà trẻ sợ đi đại tiện, thường nhịn đi đại tiện ngay cả khi trẻ có nhu cầu. Việc nhịn đi đại tiện lâu ngày dẫn đến chứng táo bón ở trẻ. Vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại không có hồi kết.

-  Ảnh hưởng đến da và tâm lý

-  Chất độc tồn đọng trong cơ thể không được tống ra ngoài sẽ gây độc ngược lại, làm ảnh hưởng đến da, trẻ sơ sinh dễ bị rôm sảy, nóng nảy, bứt rứt và khó chịu.

-  Trẻ sơ sinh ăn uống không kém, không ngon, ngủ kém, thường xuyên mệt mỏi và khóc nhiều. Bên cạnh đó, mỗi khi ăn vào lại nghĩ đến việc ăn xong sẽ phải đi đại tiện. Điều này khiến nhiều trẻ nhỏ bị ám ảnh, sợ ăn. Hơn nữa việc ăn vào nhưng không đi đại tiện được thường gây cảm giác đầy chướng bụng. Kết hợp những yếu tố trên tạo ra chứng sợ ăn ở cả trẻ em mắc chứng táo bón.

-  Xuất huyết đại tràng

-  Táo bón kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết đại tràng, lâu ngày dẫn đến xuất huyết trực tràng gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

-  Viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe hậu môn, rò hậu môn

-  Khối phân cứng nên gây ra sang chấn, viêm nhiễm vùng niêm mạc trực tràng, ống hậu môn cho nên làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm trùng, áp-xe hậu môn, trực tràng, rò hậu môn sau này ở trẻ.

-  Tắc ruột

-  Do phân ứ đọng lâu ngày trong đại trực tràng nên càng ngày nó càng rắn và có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột, với các biểu hiện như: đau bụng từng cơn xảy ra liên tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đi tiêu được.

-  Tăng áp lực trong ruột

-  Tăng ứ đọng phân, dịch trong lòng ruột thừa khiến cho trẻ có nguy cơ dễ bị viêm ruột thừa. Mặt khác, khi táo bón dài ngày còn làm cho ruột già bị suy yếu, giãn ra tạo thành các túi thừa đại tràng và có nguy cơ thủng ruột.

-  Cách dự phòng bệnh táo bón kéo dài ở trẻ em là cho trẻ bổ sung thêm nhiều rau quả sẽ giúp cho cơ bụng và thành ruột co bóp tốt hơn. Các loại nước ép hoặc nước luộc củ cải cũng có tác dụng chống táo bón ở trẻ em. Cách đề phòng táo bón tốt nhất là tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày. Các thuốc nhuận tràng chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Để hạn chế việc trẻ nhỏ bị táo bón cũng như phải sử dụng kháng sinh, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Nguồn https://www.vinmec.com

3.CÁCH CHỮA TÁO BÓN CHO TRẺ TẠI NHÀ

Đa số các trường hợp táo bón có thể điều trị tại nhà. Dù những biện pháp này khá đơn giản nhưng chúng thường có hiệu quả trong vòng 24 giờ.

 TRẺ TỪ 6-12 THÁNG TUỔI

• Nước trái cây: có thể cho trẻ uống một số loại nước trái cây nguyên chất có tác dụng điều trị táo bón như mận, táo, lê. Những loại nước trái cây khác không có hiệu quả bằng các loại trên.

Trẻ từ 6-8 tháng tuổi: có thể cho uống nước trái cây từ 60 -120ml/ngày.
Trẻ từ 8-12 tháng tuổi: uống nước trái cây tối đa 180ml/ngày.

• Các loại thức ăn nhiều chất xơ: Nếu trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, phụ huynh có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Ngoài ra, cũng có thể thử các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (đã nghiền nát) như mơ, khoai lang, lê, mận, đào, đậu, đậu Hà Lan, bông cải hoặc cải bó xôi. Bạn có thể trộn nước trái cây (táo, mận, lê) với bột ngũ cốc, hoặc trái cây/ rau cải nghiền nát.

• Siro sắt chứa nồng độ sắt cao hơn và đôi khi có thể gây táo bón. Vì vậy, đối với những trẻ nhỏ đang bổ sung sắt, ba mẹ cần có chế độ ăn hợp lý để trẻ không bị táo bón.

 TRẺ LỚN

• Nước trái cây: Tương tự như ở trẻ nhỏ, nước trái cây mận, táo, lê nguyên chất có thể giúp làm mềm phân ở trẻ lớn.
Trẻ từ 1-6 tuổi: không cho uống quá 180ml/ngày.
Trẻ > 7 tuổi có thể uống tối đa 1- 2 ly 120ml/ngày.
• Thức ăn: Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, gồm thức ăn nguyên hạt (không chà bóng), trái cây, rau và nước.

Qua bài viết trên đây, chúng ta có thể thấy rằng, trẻ bị táo bón phần lớn là do chế độ ăn uống. Vì vậy, ba mẹ cần cân bằng chế độ ăn uống giữa các nhóm chất như: Chất đạm, chất xơ... Ngoài ra, có thể kết hợp bổ sung men vi sinh để cân bằng lại hệ vi sinh, ổn định tiêu hóa, kích thích nhu động ruột giúp trẻ thoát khỏi tình trạng táo bón nhanh chóng, mà vẫn an toàn hơn so với việc dùng các loại thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân.

❤❤❤NGUYEN LAN ANH  091.354.8855 love all.
----------
#kienthucdinhduong
#vuongquoctredepmoingay