Nồng độ estrogen ở phụ nữ qua từng độ tuổi

Nồng độ estrogen ở phụ nữ qua từng độ tuổi

Liên hệ

TƯ VẤN CHĂM SÓC DA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE: LAN ANH 0913548855

Ở bài viết Estrogen là gì? Vai trò của estrogen đối với làn da, bạn biết được cấu trúc và phân loại estrogen. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu sâu vào sự thay đổi nồng độ estrogen qua từng độ tuổi. Để biết và chủ động trong việc cân bằng nồng độ nội tiết tố này.

Sự thay đổi nồng độ estrogen ở người phụ nữ

Nồng độ estrogen bình thường có thể dao động rất lớn giữa các phụ nữ, kể cả giữa hai phụ nữ có cùng chu kỳ kinh, đang ở ngày kinh giống nhau thì nồng độ estrogen của họ cũng rất khác nhau. Ngay cả ở cùng một người phụ nữ thì nồng độ estrogen cũng thay đổi theo ngày.

Trong thời kì dậy thì

Hai buồng trứng ở nữ giới bắt đầu giải phóng nội tiết tố estrogen theo cùng với chu kỳ kinh nguyệt. Trong mỗi kỳ kinh,nồng độ estrogen tăng lên đột ngột vào nửa đầu chu kỳ, kích thích quá trình rụng trứng, và sau khi trứng rụng thì nồng độ estrogen tụt xuống nhanh chóng.

Tiền mãn kinh

Là giai đoạn chuyển tiếp trước khi người phụ nữ mãn kinh. Sự suy giảm nồng độ estrogen tự nhiên đầu tiên diễn ra ở giai đoạn này, kèm theo sự xuất hiện nhiều thay đổi khác. Khi bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh người phụ nữ có thể thấy mình tăng cân, kinh nguyệt bất thường, cơn nóng bừng, khô âm đạo,…

Khi đã mãn kinh

Nồng độ estrogen ở người phụ nữ sẽ tụt thấp, và đây là một quá trình hết sức tự nhiên. Những phụ nữ trẻ tuổi cũng sẽ có nồng độ estrogen tụt thấp nếu như họ trải qua phẫu thuật loại bỏ cả hai buồng trứng, và hiện tượng này gọi là mãn kinh do phẫu thuật.

Các yếu tố gây ảnh hưởng, thay đổi nồng độ estrogen của cơ thể

Nồng độ estrogen ở cơ thể phụ nữ có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có một số yếu tố gây giảm nồng độ estrogen, và ngược lại, một số yếu tố khác gây tăng nồng độ estrogen.

Một số tình trạng, lối sống và quá trình nhất định có thể gây tụt giảm nồng độ estrogen trong cơ thể, bao gồm:

  • Suy buồng trứng
  • Suy giảm chức năng tuyến yên
  • Sảy thai
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovarian syndrome – PCOS)
  • hứng chán ăn tâm thần
  • Tập luyện hoặc huấn luyện quá mức
  • Một số thuốc điều trị nhất định, chẳng hạn như clomiphene
  • Mới sinh con, đang cho con bú
  • Quá gầy: Mặc dù hai buồng trứng là nơi sản xuất estrogen chính nhưng không phải là nơi duy nhất, các mô mỡ cũng có thể sản xuất ra một lượng estrogen nhất định. Chính vì lý do đó mà những phụ nữ có ít mỡ trong cơ thể (chẳng hạn như vận động viên, người mẫu, chuyên viên thể dục,…) có thể có nồng độ estrogen thấp, và có khả năng họ sẽ phải đối mặt với các vấn đề do thiếu estrogen vốn thường gặp ở những phụ nữ đã mãn kinh.

Một số yếu tố có thể khiến nồng độ estrogen tăng lên, chẳng hạn như:

  • Thừa cân và béo phì
  • Tăng huyết áp
  • Đái tháo đường
  • Mang thai khỏe mạnh
  • Các khối u ở buồng trứng hoặc tuyến thượng thận
  • Một số thuốc điều trị, chẳng hạn như các steroid, ampicillin, các thuốc có thành phần chứa estrogen, các phenothiazine, và các tetracycline.
    kháng insulin biểu hiện của béo phì
  • Béo phì là một trong những nguyên nhân khiến estrogen tăng lên