MỘT VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THAY DA SINH HỌC

MỘT VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THAY DA SINH HỌC

Liên hệ

👉👉Sỉ Spa, TMV, shop chiết khấu cao💯💯💯 ☎️Sỉ 0913530092 Zalo👈👈

MỘT VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THAY DA SINH HỌC

Thay da sinh học là một liệu pháp sử dụng các tác nhân hóa học với mục đích loại đi lớp tế bào da già cỗi, thô sần, tổn thương do ánh nắng mặt trời,.v.v… trên bề mặt đồng thời kích thích quá trình sản sinh collagen giúp mang lại sự mượt mà và săn chắc cho làn da. Mức độ ứng dụng của thay da sinh học đã dần giảm đi do laser đã được chấp thuận cho việc điều trị các vấn đề nếp nhăn và sắc tố trên da, tuy nhiên ở một mức độ nào đó, thay da sinh học vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ tái tạo bề mặt đối với một số trường hợp.

Các tác nhân thay da sinh học

Các dung dịch thay da hầu hết đều chứa các hoạt chất gồm acid alpha hydroxy (AHA) (acid glycolic là một AHA), acid beta hydroxy (BHA) (acid salicylic là một BHA), acid trichloroacetic (TCA) hoặc phenol. Mỗi hoạt chất trên đều được phân loại theo nồng độ cũng như độ sâu xâm lấn trên da từ cạn trên bề mặt (thay da nhẹ) cho đến trung bình và sâu. Các kết quả điều trị có sự liên quan chặt chẽ với độ sâu của thay da. Các quy trình thay da cạn trên bề mặt (thường sử dụng nồng độ thấp AHA hoặc BHA thường mang lại các kết quả không đáng kể so với khi thực hiện ở độ sâu trung bình hoặc sâu (thường sử dụng TCA hoặc phenol). Nhìn chung, có thể kỳ vọng các kết quả tích cực đối với liệu pháp này về các vấn đề như nếp và rãnh nhăn, không đồng đều tông màu da, mụn đầu đen, suy giảm collagen và tăng tiết dầu quá mức tạm thời.

Thay da sinh học có thể giúp cải thiện những gì?

Với bất kỳ một quy trình thay da nào, việc biết rõ mức độ hiệu quả có thể đạt được là rất quan trọng để có mức kỳ vọng thực tế. Các tác nhân thay da dù là xâm lấn ở mức độ nào cũng không thể loại bỏ được sự hiện diện của các mạch máu giãn nở bất thường trên da, không thể làm se khít hiệu quả các lỗ chân lông, không ảnh hưởng nhiều đến quá trình hình thành sẹo lồi cũng như không cho các hiệu ứng liên quan đến việc nâng cơ. Chúng có thể giúp làm mềm mượt bề mặt da hơn, xóa mờ các vết sắc tố, nám mảng, cải thiện tình trạng không đồng đều màu da gây ra bởi ánh nắng mặt trời và có thể giúp bề mặt da trông trẻ trung và tươi mới hơn. Ngoài ra, việc thay da đều đặn (mỗi 6-8 tuần) sẽ mang lại tác dụng kích thích sản sinh collagen trông thấy, giúp làm mờ hiệu quả các nếp nhăn trên da.

Có những nguy cơ nhất định khi sử dụng liệu pháp thay da sinh học, tuy nhiên điều này phụ thuộc rất nhiều vào loại hoạt chất cũng như độ sâu của quy trình thay da. Các quy trình thay da cạn trên bề mặt có ít nguy cơ hơn tuy nhiên hiệu quả mang lại không đáng kể. Các tình trạng đỏ da, sưng phù và tăng độ nhạy cảm có thể xảy ra với loại thay da này.

Khi mong muốn kết quả cao với các quy trình thay da vừa và sâu, các biến chứng cũng sẽ gia tăng tương ứng bao gồm hình thành sẹo, nhiễm trùng, biến đổi màu da tạm thời hoặc vĩnh viễn (đặc biệt xảy ra với thay da sâu) và mụn lạnh đau đối với những người có tiền sử loét lạnh. Vì lý do này, nhiều chuyên gia da liễu đang dần hạn chế sử dụng liệu pháp thay da đối với các trường hợp có thể đạt được hiệu quả tích cực cùng độ an toàn cao hơn với các thiết bị laser hoặc ánh sáng.

Quy trình thay da sinh học được thực hiện bằng cách thoa các lớp dung dịch nhất định lên da để ly giải các lớp tế bào da trên

cùng, có thể ở một số vùng hoặc cả khuôn mặt. Thông thường, tác dụng cộng gộp của một vài quy trình thay da cạn đến trung bình có thể đạt được các kết quả tương tự như một quy trình sâu với ít nguy cơ biến chứng hơn cũng như thời gian hồi phục ngắn hơn. Cần có sự tư vấn của chuyên gia để lựa chọn được quy trình thích hợp nhất.

Thay da với AHA

Các quy trình thay da với acid alpha hydroxy (AHA) thường sử dụng hoạt chất là acid glycolic và độ xâm lấn từ nông đến trung bình tùy thuộc vào nồng độ hoạt chất sử dụng. Thông thường nồng độ acid glycolic dao động từ 30-70 %. Loại thay da này mang lại hiệu quả tốt trong việc cải thiện kết cấu da, hỗ trợ tái tạo collagen và elastin, cải thiện nhẹ các tình trạng sẹo mụn và không đồng đều tông màu da. Các quy trình lặp lại cần được thực hiện để đạt được và duy trì kết quả mong muốn.

Lưu ý: thay da với AHA không phải là quy trình y tế và do đó không có các quy định cụ thể của FDA. Các bác sỹ thường thực hiện ở nồng độ cao hơn (>30%) trong khi các chuyên gia thẩm mỹ thường lựa chọn nồng độ thấp hơn một chút (từ 20-30%) và đương nhiên các quy trình sử dụng nồng độ này cần được thực hiện lặp lại để đạt được các kết quả tối ưu.

Sau bất kỳ quy trình thay da nào, chuyên viên thực hiện nên thoa lên da một lớp chống nắng phổ rộng cho bệnh nhân (tốt nhất nên dùng các sản phẩm dựa trên titan dioxide hoặc kẽm oxide). Làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng trong một vài ngày sau điều trị, do đó việc sử dụng chống nắng để bảo vệ da là vô cùng cần thiết.

Thay da với BHA

Các quy trình thay da với acid beta hydroxy (BHA) thường không phổ biến bằng các quy trình sử dụng AHA, tuy nhiên chúng có thể mang lại các kết quả đáng kể đối với một số loại da. Dung dịch acid salicylic có thể hoạt động tương tự như acid glycolic nhưng với độ kích ứng thấp hơn. Nó là một hợp chất có cấu trúc gần giống với aspirin (acid acetylsalicylic) và vẫn giữ được đặc tính kháng viêm tương tự như hoạt chất này. Quy trình thay da sâu với BHA có thể được ứng dụng cho nhiều loại da do tình trạng kích ứng và viêm sẽ được giảm đến mức tối thiểu nhờ vào tính chất dược lý của các hoạt chất BHA. Acid salicylic có tính chất thân dầu, do đó nó là một thành phần khá hữu hiệu cho các làn da dầu nhiều mụn đầu đen cũng như dễ sinh mụn. Nồng độ phổ biến nhất được sử dụng hiện nay của thành phần này là từ 20-30%.

Liệu pháp thay da với BHA cũng thích hợp hơn với các làn da nhạy cảm, bao gồm cả tình trạng da đỏ bừng do giãn mạch (rosacea). Tuy nhiên cần lưu ý rằng một vài bệnh nhân với tình trạng rosacea có thể không dung nạp với acid salicylic. Do vậy, phản ứng test da trước khi thực hiện quy trình là rất cần thiết đối với các trường hợp này.