Mọi người thường ít nhiều hoang mang khi nói đến mụn, do đó chúng tôi đã ở đây để giúp đỡ. Các chuyên gia sức khỏe làn da của chúng tôi đã phân tích cặn kẽ lý do vì sao chúng ta bị nổi mụn - và làm thế nào để tránh các tác nhân gây mụn phổ biến nhất, hoặc ít nhất là học cách kiểm soát chúng.
Stress mãn tính
Mụn là một trong những dấu hiệu đầu tiên của lối sống căng thẳng mãn tính. Mụn ở người trưởng thành đặc biệt phổ biến ở phụ nữ, những người có nguy cơ bị căng thẳng và lo lắng nghiêm trọng gấp đôi so với nam giới. Căng thẳng mãn tính gây ra sự gia tăng các hóc môn liên quan đến căng thẳng, khiến tuyến bã nhờn (dầu) hoạt động quá mức và làm chậm quá trình chuyển hóa tế bào, tạo điều kiện hoàn hảo cho mụn viêm. Làn da bị căng thẳng cũng có xu hướng trông mệt mỏi, tông màu da không đều và dễ lão hoá sớm.
Để giảm tác động của căng thẳng lên da, hãy bắt đầu với nhịp thở sâu, chậm, giúp giảm lo lắng. Khi bạn hướng về lối sống ít căng thẳng hơn, hãy kết hợp vào thói quen chăm sóc da của bạn những giải pháp phòng ngừa và giảm tắc nghẽn như tẩy da chết và đắp mặt nạ hàng tuần.
Thay đổi nội tiết
Nghiên cứu đã chỉ ra sự liên kết giữa tuyến bã nhờn với hệ thống nội tiết, được biết đến như là “bộ não của da”. Căng thẳng đóng một vai trò quan trọng khi nói đến hóc môn. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều hóc môn như cortisol và adrenaline, tuyến thượng thận sẽ sản xuất ít progesterone - một chất chống lo âu tự nhiên. Sự thay đổi nội tiết tố này có thể dẫn đến mất cân bằng nội bộ, gây mụn.
Ngoài việc giảm căng thẳng mãn tính, cũng rất hữu ích nếu bạn theo dõi các thời điểm nổi mụn của mình. Nếu bạn nhận thấy thông thường hay bị nổi mụn sau kỳ kinh nguyệt hoặc khi gặp phải căng thẳng thường xuyên, hãy nói chuyện với chuyên gia chăm sóc da Dermalogica về cách điều chỉnh thói quen chăm sóc da của bạn cho phù hợp. Nếu bạn đang mang thai, mãn kinh hoặc một mối quan tâm khác về y khoa phát sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
Môi trường ô nhiễm
Tia UV và những thay đổi theo mùa có thể kích thích tăng sinh tế bào, bã nhờn và lưu thông máu, làm các triệu chứng mụn nghiêm trọng hơn Điều này còn ảnh hưởng nhiều hơn đối với những người làm việc trong khu vực có nhiệt độ và độ ẩm cao, như nhà bếp và các xí nghiệp. Nhưng bạn có thể giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi tia UV và có được một lớp nền không bóng dầu lâu dài bằng cách sử dụng một loại kem dưỡng ẩm SPF như Oil Free Matte SPF30 mỗi ngày.
Thói quen sinh hoạt
Hút thuốc, làm sạch kém, mặc quần áo bó sát hoặc gây ngứa, uống một số loại thuốc nhất định - tất cả đều là những thói quen sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của mụn. Một số sản phẩm trang điểm, chăm sóc tóc và da cũng có thể chứa các thành phần gây bít lỗ chân lông có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm mụn. Để giúp lỗ chân lông thông thoáng, hãy làm sạch hai lần mỗi ngày với PreCleanse và Clearing Skin Wash.
Nặn mụn tại nhà thường có hại nhiều hơn có lợi. Nếu bạn tự nặn mụn, bạn có nguy cơ làm tăng thêm vi khuẩn tại vị trí viêm và làm tổn thương làn da. Điều này có thể gây ra tình trạng mụn nặng hơn và viêm lão hóa da, hoặc sẹo. Thay vào đó, hãy sử dụng một sản phẩm làm sạch hoạt tính cao như AGE Bright Spot Fader hoặc Overnight Clearing Gel tại vị trí mụn và chờ đợi.
Tiêu thụ đường
Ăn nhiều thực phẩm có đường tinh chế có thể góp phần gây ra mụn do tuyến dầu bị kích thích sản xuất nhiều dầu hơn trên da. Thay vào đó, hãy sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, rau và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để giúp làn da sạch hơn. Bạn có thể giảm lượng dầu dư thừa với Salicylic Acid và các sản phẩm làm từ đất sét như Sebum Clearing Masque.
OK, vậy nếu bạn đã thực hiện các biện pháp để kiềm soát tất cả những điều trên và bạn vẫn đang bị mụn? Hãy gặp một chuyên gia chăm sóc da chuyên nghiệp để được trợ giúp tìm ra ‘thủ phạm’ và được kê toa các sản phẩm phù hợp.