Loại da nào có nguy cơ bị nám da cao nhất?
Da khô là loại da dễ bị nám nhất trong 4 loại da phổ biến hiện nay. Theo chia sẻ của các chuyên gia: “Làn da khô gặp tình trạng khiếm khuyết hàng rào da do hiện tượng mất nước của lớp tế bào sừng. Khi da khô, lớp ngoài của da sẽ cứng và nứt, làm cho da dễ bị kích ứng, dễ bị viêm và ngứa nhiều. Đặc biệt, làm da giảm độ đàn hồi, bề mặt thô ráp, dễ tạo thành nếp nhăn và đẩy nhanh quá trình lão hóa.”
Đặc điểm của làn da khô
Làn da khô thường có bề mặt da khô ráp, sần sùi và cực kỳ dễ bong tróc khi thời tiết trở lạnh với các vảy da nhỏ. Da khô thường rất ít khi nổi mụn, một phần vì có lỗ chân lông khá nhỏ và lượng dầu tiết ra không quá nhiều đến mức gây tích tụ bã nhờn. Tuy nhiên, da khô thường rất dễ xuất hiện nếp nhăn nếu không chăm sóc cẩn thận.
Những người có làn da khô thì nguy cơ bị tàn nhang cao gấp 3 lần so với những loại da khác. Bởi lẽ, da khô thường mỏng, lỗ chân lông nhỏ do tuyến bã nhờn hoạt động kém. Không những thế, do thiếu dầu và độ ẩm nên sớm bị lão hóa, làm cho các tia UV dễ dàng hấp thụ làm sản sinh nhiều hơn những sắc tố melanin”.
Tuy nhiên, tình trạng nám của người có da khô cũng chia thành hai dạng:
-
Dạng thứ nhất là những đốm nám sẽ mờ vào mùa đông và đậm hơn vào mùa hè khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
-
Dạng thứ hai chúng sẽ ngày càng đậm hơn theo thời gian.
Cách ngăn ngừa nám như thế nào?
Nguyên nhân gây ra nám chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, hoặc do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, đối với những người da khô thường mỏng, căng và thiếu nước nên lớp bảo vệ da kém dẫn đến xuất hiện nám.
Chính vì thế, da khô muốn ngăn ngừa nám cần lưu ý:
+ Phải thoa kem chống nắng và mặc áo dài tay, mũ rộng vành khi ra ngoài, hạn chế nắng xâm phạm vào da
+ Uống trên 2 lít nước mỗi ngày để để kích thích sự sản sinh tế bào mới, cân bằng độ ẩm
+ Thoa kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ tự nhiên thường xuyên để nuôi dưỡng da, tránh các tác động từ môi trường bên ngoài
+ Đăp mặt nạ từ các loại hoa quả có nhiều dưỡng chất như: oliu, bơ, cà chua, mật ong,…
+ Tuyệt đối không dùng mỹ phẩm tẩy trắng, lột da
+ Rửa mặt bằng sữa tươi hoặc cám gạo là tốt nhất
+ Không để tình trạng căng thẳng kéo dài
Cải thiện tình trạng da khô
Cải thiện bằng chế độ ăn uống
Lipid chỉ chiếm khoảng 10% trọng lượng của lớp sừng. Tuy nhiên, vai trò của Lipid vô cùng quan trọng trong giữ ẩm cho da. Hầu hết những lipid này đều được tự tổng trong lớp thượng bì chứ không được cung cấp từ chế độ ăn. Tuy nhiên, linoleic acid – thành phần của phospholipid, glucosylceramide và ceramide1,4,9 lại là một acid thiết yếu quan trọng. Chỉ có thể được cung cấp qua chế độ ăn hay thuốc thoa tại chỗ.
Cụ thể h.a-linoleic là một acid béo 2-3 có ở cá hồi và dầu cá như dầu gan cá tuyết, lòng đỏ trứng, sữa bò, đậu nành, mỡ heo, cây mướp tây…Hãy bổ sung thường xuyên các thực phẩm này.
Chăm sóc từ bên ngoài cải thiện tình trạng khô da
-
Đừng quên đóng cửa phòng tắm,
-
Chỉ tắm trong khoảng thời gian từ 5-10 phút,
-
Sử dụng nước ấm,
-
Sử dụng những loại sữa tắm dịu nhẹ, không chứa hương liệu,
-
Sử dụng một lượng sữa tắm vừa đủ để làm sạch chất dơ và dầu trên da,
-
Lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch,
-
Sử dụng dưỡng ẩm (kem, mỡ, dung dịch) ngay sau khi tắm xong hoặc sau khi rửa tay,
-
Nên lựa chọn những sản phẩm dưỡng ẩm dạng kem hay dạng mỡ sẽ tốt hơn dạng dung dịch,
-
Lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không có hương thơm. Khi da bị khô, tránh sử dụng những sản phẩm như xà bông khử mùi. Hoặc các sản phải chăm sóc da chứa cồn, hương liệu, retinoid, alpha-hydroxy acid (AHA),
-
Lựa chọn xà phòng giặt đồ dành cho da nhạy cảm,
-
Tránh tiếp xúc gần với những nguồn nhiệt trực tiếp như bếp lửa, than nóng…
-
Sử dụng máy làm ẩm không khí.