Dấu hiệu và bài test suy giảm nội tiết tố nữ Estrogen

Dấu hiệu và bài test suy giảm nội tiết tố nữ Estrogen

Liên hệ

--------- 🔔Trân trọng mời Quý khách tham khảo thêm kiến thức dinh dưỡng chăm sóc sức khoẻ: Link: http://dangcapquyba.com/kien-thuc-dinh-duong Link : http://dangcapquyba.com/dam-protein-dau-nanh-va-suc-khoe --------- ❤❤ LAN ANH CHÚC CHỊ EM THÂN KHOẺ MẠNH -TRẺ ĐẸP -TÂM AN - VẸN TOÀN HẠNH PHÚC 💪💪💪. ❤❤❤NGUYEN LAN ANH 091.354.8855 love all. ---------- #kienthucdinhduong #vuongquoctredepmoingay

Suy giảm nội tiết tố nữ estrogen khiến cuộc sống của chị em gặp không ít những rắc rối và mệt mỏi, tuy nhiên không nhiều người quan tâm đủ và nhận biết đúng. Bài viết dưới đây, Estrogen.vn đưa ra những dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ phổ biến nhất mà các chị em thường gặp phải.

1. Suy giảm nội tiết tố nữ là gì?

Suy giảm nội tiết tố nữ estrogen là hiện tượng nồng độ hormone estrogen trong cơ thể của người phụ nữ thấp hơn mức bình thường. Nồng độ estrogen được tính bằng  picogram trên mililit (pg/ml):

  • Ở phụ nữ trước mãn kinh (từ tuổi trưởng thành đến trước giai đoạn tiền mãn kinh), nồng độ estrogen bình thường là 30 đến 400 pg/ml.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh (tuổi 40- 47), nồng độ estrogen biến thiên cao – thấp rất khó dự đoán.
  • Ở phụ nữ mãn kinh, nồng độ estrogen bình thường là 0 đến 30 pg/ml.

Để xác định được nồng độ estrogen cao hay thấp, chúng ta có thể dựa vào các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ estrogen hoặc chính xác hơn là làm các xét nghiệm.

2. Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ

Khi cơ thể thiếu hụt estrogen sẽ dẫn tới giảm tổ chức mỡ dưới da gia tăng sắc tố melanin gây nám, sạm, đồi mồi, tàn nhang. Da không còn giữ được sự đàn hồi, xuất hiện các nếp nhăn và chảy sệ.

Theo quy luật tự nhiên, khi phụ nữ bước qua tuổi 30, chức năng buồng trứng bắt đầu suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt estrogen. Ngoài ra, những phụ nữ cắt bỏ buồng trứng, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi hoặc phải làm việc quá sức thì quá trình “lão hóa” này có thể diễn ra sớm hơn, nguy cơ bị nám cao hơn.

Nám nội tiết thường xuất hiện trên da ở dạng những đốm nâu nhỏ và có thể tăng tiết diện nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Khu vực trú ẩn tập trung của nám thường là 2 bên gò má, thái dương, trán, mũi, quanh vùng miệng, một số trường hợp có thể ở cánh tay.

Mức độ nám biểu hiện trên bề mặt da chính là tấm gương phản chiếu tình trạng rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể bạn. Nám nội tiết thường xuất hiện ở phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, những người sử dụng thuốc tránh thai, kháng sinh liên tục,.. cụ thể là các trường hợp:

  • Phụ nữ sau sinh: Thời gian mang thai, lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ tăng nhanh chóng để bảo vệ thai nhi. Sau khi sinh con xong, estrogen suy giảm đột ngột dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết sau sinh.
  • Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai: Thành phần progestins có trong thuốc tránh thai không chỉ gây giữ nước mà còn góp phần không nhỏ trong việc kích thích hình nám da. Khi các đốm nám này tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ trở nên đậm màu và lan rộng hơn.
  • Stress, mệt mỏi: Yếu tố tâm lý, cảm xúc có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và vẻ đẹp làn da. Hormone estrogen do não bộ chỉ đạo buồng trứng tiết ra, chính vì vậy khi não bộ rơi vào tình trạng căng thẳng, hoạt động của buồng trứng cũng sẽ bị tác động gây đảo lộn nội tiết tố và dẫn đến tình trạng nám sạm da.

Thay đổi về cơ thể

Tuyến vú. Estrogen và progesterone tác dụng lên tuyến vú làm hệ thống ống dẫn sữa tăng trưởng, chế tiết, nang tuyến sữa phát triển, nhờ vậy cảm giác ngực căng lên. Estrogen còn giúp tích tụ mô mỡ dưới da ở ngực làm ngực to lên. Ở những phụ nữ khác nhau, số lượng thụ thể trên mô vú đáp ứng nội tiết khác nhau nên việc tích tụ mỡ cũng khác nhau, do đó kích thước tuyến vú khác nhau. Khi estrogen suy giảm, biểu hiện bên ngoài là ngực thiếu đi sự săn chắc, chuyển sang chảy sệ.

Cân nặng. Khi buồng trứng của phụ nữ sản sinh ít estrogen hơn, cơ thể cố gắng rút estrogen từ những nơi khác. Các tế bào mỡ cũng có thể sản sinh ra estrogen, do đó, cơ thể phải làm việc nhiều hơn để chuyển đổi calo thành chất béo để làm tăng mức estrogen. Thật không may là các tế bào mỡ không đốt cháy calo theo cách mà các tế bào cơ thường làm, gây tăng cân.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu, suy giảm hormone estrogen và progesterone có thể làm tăng sự thèm ăn của người phụ nữ, và khiến phụ nữ ăn thêm 67% so với bình thường. Ăn nhiều hơn cộng với quá trình trao đổi chất suy giảm trong thời kỳ mãn kinh có thể gây tăng cân. Vì thế, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh thường có trọng lượng lớn hơn so với phụ nữ trong độ tuổi 20 và 30.

Các hệ điều hành trong cơ thể. Estrogen cũng có liên quan mật thiết tới các hệ điều hành trong cơ thể, do vậy khi mà nó suy giảm sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào, cơ quan trong cơ thể. Do vậy, triệu chứng của việc suy giảm estrogen lên cơ thể được biểu hiện :

  • Đau mỏi các khớp, cột sống thắt lưng…
  • Tăng huyết áp, mắc các bệnh mạch vành, bệnh tim mạch,…
  • Đường niệu (dễ són tiểu, viêm nhiễm đường tiết niệu)
  • Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ về đêm
  • Rụng tóc, tóc khô xơ

Thay đổi về tình dục

Khi cơ thể suy giảm nội tiết tố, đời sống sinh hoạt vợ chồng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Estrogen có vai trò quan trọng trong việc duy trì tiết chất nhờn, độ đàn hồi, độ pH bình thường ở âm đạo. Các chất nhờn ở âm đạo giúp bảo vệ các mô khỏi sự tổn thương và nhiễm trùng. Đặc biệt, sự kích thích tình dục sẽ giúp làm tiết nhiều chất nhờn, tăng thêm sự bôi trơn cho việc quan hệ trở nên dễ dàng hơn. Khi cơ thể phụ nữ bị suy giảm estrogen, việc tiết chất nhờn không đủ là nguyên nhân chính gây ra khô âm đạo.

Thời điểm sau sinh, lượng estrogen bị suy giảm trầm trọng, thay thế estrogen khi cho con bú cơ thể sẽ tiết ra hormone prolacin gây giảm nhu cầu tình dục.

Phụ nữ ở độ tuổi 30 trở đi bắt đầu có dấu hiệu suy giảm nội tiết tố, các bộ phận chịu trách nhiệm sinh sản bị lão hoá dẫn tới tình trạng khô hàn kéo dài, giảm nhu cầu tình dục.

Tình trạng đau rát, khô khi quan hệ khiến phụ nữ cảm thấy cuộc “yêu” như cực hình, nếu để lâu sẽ khiến chị em rơi vào cảm giác sợ quan hệ, mất dần ham muốn tình dục, thường xuyên trốn tránh chồng. Nặng hơn là đối mặt với tình trạng ngứa vùng kín, viêm nhiễm thường xuyên xảy ra.

Thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là dấu hiệu dễ thấy nhất của khi estrogen suy giảm.

Trên thực tế, cơ chế tiết hormone trong cơ thể của chúng ta rất phức tạp. Các cơ chế này liên quan đến hoạt động tương tác của ba cơ quan: vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Chỉ cần một trong các cơ quan này có vấn đề là kinh nguyệt của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức.

Sự thay đổi có thể xuất hiện ở nhiều thời điểm khác nhau:

  • Dậy thì. Khi mới có kinh nguyệt, hầu hết con gái đều có kinh nguyệt không đều vì buồng trứng và các cơ quan sinh dục khác vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Nội tiết tố mới được giải phóng trong cơ thể phải mất một thời gian để ổn định. Thường phải mất 2, 3 năm đầu tiên kinh nguyệt còn chưa đều.
  • Cho con bú. Prolactin là hormone chịu trách nhiệm bài tiết sữa mẹ. Prolactin làm ức chế buồng trứng, giảm hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen có thể gây vô kinh . Vòng kinh sẽ xuất hiện trở lại muộn hơn và cần một thời gian thì kinh nguyệt mới ổn định như trước.
  • Trước thời kỳ mãn kinh. Nồng độ hormone nữ suy giảm do buồng trứng suy giảm hoạt động (rối loạn phóng noãn), gây rối loạn và cơ thể lão hóa nên chu kỳ kinh bị phá vỡ và dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Mệt mỏi, lo âu, hay cáu gắt là triệu chứng suy giảm nội tiết tố điển hình nhưng phụ nữ thường bỏ qua. Hiện tượng này do sự mất cân bằng hormone serotonin gây nên. Trong khi estrogen là nhân tố tác động sự hình thành hormone này trong cơ thể. Do vậy, nếu thiếu estrogen, phụ nữ có thể xuất hiện các biểu hiện: mệt mỏi, chán chường, hay cáu gắt, khó ngủ hoặc mất ngủ, hay lo lắng, suy nghĩ tiêu cực,…

Tình trạng bốc hoả cũng được xem như một dấu hiệu của suy giảm nội tiết tố nữ, biểu hiện này phổ biến hơn ở đối tượng tiền mãn kinh, mãn kinh- khi lượng estrogen suy giảm khá nghiêm trọng và gây rắc rối lớn cho phụ nữ độ tuổi này.

3.Bài test suy giảm nội tiết tố estrogen

Để nhận biết rõ hơn xem mình có bị suy giảm estrogen hay không, bạn hãy làm một bài test dưới đây nhé!

(Mỗi đáp án tương ứng với số điểm: a – 5 điểm; b – 4 điểm; c – 3 điểm; d – 1 điểm)

  1. Gần đây, làn da của bạn có thay đổi gì không?
    a. Không, vẫn đẹp như thường.
    b. Da trở nên khô hơn, ít đàn hồi, xuất hiện các nếp nhăn khoé mắt.
    c. Nám da, sạm da, đồi mồi, tàn nhang xuất hiện nhiều.
    d. Cả b và c.
  2. Vòng 1, 2 của bạn đang thế nào nhỉ?
    a. Ngực nở nang hơn, eo thon hơn
    b. Không thay đổi
    c. Ngực chảy sệ, thiếu săn chắc
    d. Ngực chảy sệ, mỡ tập trung nhiều hơn ở eo bụng, đùi.
  3. Gần đây, cảm xúc của bạn đối với sinh hoạt vợ chồng thế nào?
    a. Rất sung mãn
    b. Bình thường
    c. Giảm ham muốn, có cảm giác đau rát
    d. Không có hứng thú, không quan hệ
  4. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn gần đây thế nào?
    a. Đều, ổn định
    b. Lúc ngắn, lúc dài
    c. Sai chu kỳ, đến sớm hoặc muộn
    d. Mất kinh
  5. Tâm trạng của bạn đang như thế nào?
    a. Vui vẻ, yêu đời hơn
    b. Bình thường, ổn định
    c. Dễ cáu gắt, buồn bã
    d. Dễ nổi nóng, bốc hoả, mất bình tĩnh

Bạn đã chọn đáp án cho đủ 5 câu hỏi rồi chứ, cùng xem kết quả nào:

  • Từ 20-25 điểm: Bạn thuộc khung điểm hoàn hảo. Mọi phụ nữ đều mơ ước có một cơ thể khoẻ và đẹp này. Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng và lối sống hợp lý đó nhé!
  • Từ 15-20 điểm: Bạn thuộc khung điểm an toàn. Những biến động về suy giảm nội tiết tố của bạn chưa nhiều, nhưng cũng sẽ chuyển sang trầm trọng bất cứ lúc nào nếu bạn thiếu quan tâm tới nó.
  • Từ 10-15 điểm: Bạn thuộc khung điểm đáng báo động. Mức độ suy giảm nội tiết của bạn có thể khá nhiều rồi. Bạn cần quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi.
  • Từ 5-10 điểm: Bạn thuộc khung điểm nguy hiểm. Mức độ suy giảm nội tiết của bạn khá trầm trọng, ảnh hưởng có thể gây ra đối với cả cơ thể. Bạn cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám.

Nên làm gì nếu gặp biểu hiện suy giảm nội tiết tố nữ?

Nếu nhận thấy mình có các biểu hiện suy giảm nội tiết tố nữ estrogen và đã làm bài test, dù bạn nằm trong bất kỳ khung điểm nào cũng cần có chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học để duy trì và bổ sung estrogen hợp lý nhé.

Copy Nguồn Tác giả: -

---------
🔔Trân trọng mời Quý khách tham khảo thêm kiến thức dinh dưỡng chăm sóc sức khoẻ:
Link:  http://dangcapquyba.com/kien-thuc-dinh-duong
Link : http://dangcapquyba.com/dam-protein-dau-nanh-va-suc-khoe
---------
❤❤ LAN ANH CHÚC CHỊ EM
THÂN KHOẺ MẠNH -TRẺ ĐẸP -TÂM AN - VẸN TOÀN HẠNH PHÚC 💪💪💪.
❤❤❤NGUYEN LAN ANH  091.354.8855 love all.
----------
#kienthucdinhduong
#vuongquoctredepmoingay